6. Mở Rộng Tâm Hồn
Vị Tha & Vị Kỷ
Cho tới lúc này chúng ta đã bàn về sự thực hiện cá nhân. Khi hiểu ra rằng ái dục đã làm cho mình bị kẹt trong vòng bất mãn liên tục, chúng ta sẽ tìm cách vận đ
ộng tầng lớp sâu hơn của nội tâm. Mục đích của chúng ta là kinh nghiệm một loại hạnh phúc bền vững và đáng tin cậy hơn, không xao động theo hoàn cảnh và không biến đổi với thời gian. Nhưng ngay cả ý nguyện thoát khỏi vòng ái dục và bất mãn này cũng vẫn không trọn vẹn. Tại sao? tại vì ý nguyện này chỉ liên quan tới lợi ích của riêng bản thân chúng ta.Trước kia có thể ý muốn của chúng ta chỉ giới hạn trong sự thủ đắc những đối tượng giác q
uan, còn lúc này do đà phát triển phần nào tâm xả ly, chúng ta hướng về sự thực hiện tiềm lực sâu xa nhất của mình. Nhưng chúng ta vẫn đứng ở vị-trí cũ :"Mình muốn cái này, mình không muốn cái kia".Khi chỉ quan tâm tới hạnh phúc và giãi thoát của riêng mình, chúng ta sẽ không thể nào thực hiện đ
ược tiềm năng rộng lớn của tâm con người của mình. Ðây là sự vị kỷ chỉ nghĩ tới lợi ích cá nhân, không biét tới lợi ích của vô số người khác đang chia sẻ nhiều vấn đề của cuộc đời cùng với chúng ta. Quan niệm hạn hẹp này tương ứng với sự chật hẹp của tâm hồn, và đó là khi chúng ta ngấm ngầm có cảm giác :"Mình là người quan trọng nhất trên đời. Những vấn đề của người khác không ăn nhằm gì tới mình. Chỉ có hạnh phúc của mình là đáng kể."Chừng nào còn tập trung vào hạnh phúc của riêng mình dù là hạnh phúc gian đ
oạn hay an lạc tối thượng, chúng ta sẽ không bao giờ đạt kinh nghiệm sự bao la của môt tâm hồn thực sự rộng mở. Chỉ có một cách để đạt quan kiến toàn thể củs tâm giác ngộ trọn vẹn, đó là thoát ra khỏi thái độ vị kỷ, chật hẹp này. Nếu thực sự muốn thực hiện tiềm năng cao cả nhất, hoặc nếu chỉ muốn đạt một sự thỏa mãn trần tục nào đó trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải vượt qua sự vị kỷ và quan tâm càng nhiều càng tốt tới lợi ích của chúng sanh. Ðây là cách độc nhất để đạt được tâm hồn mở rộng hoàn toàn, cách độc nhất để kinh nghiệm hạnh phúc lâu dài.Vị tha chỉ có nghĩa là sau khi dã tạo đ
ược một bầu năng lực tốt bên trong bản thân, bạn quyết định chia xẻ thật nhiều hạnh phúc này với người khác. Theo tâm lý học Phật giáo, nếu không có vị tha tới mức độ nào đó, người ta sẽ không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn, mà sẽ còn buồn chán và cô đơn. Ðúc Panchen Lama nói trong luận thư của ngài "Kinh Lễ Ðạo Sư" :"Vị kỷ là nguyên nhân của mọi khổ đau và bất mãn, còn quý trọng người khác hơn mình là nền tảng của mọi thành tựu tri kiến. Vậy hãy làm cho tôi thay đổi tính vị kỷ thành sự quan tâm tới người khác". Ðây không phải là một triết lý phức tạp mà là một câu nói đơn giản. Ðể biết tính vị kỷ của mình có phải là nguyên nhân của phiền não hay không, chúng ta chỉ cần nhìn lại những kinh nghiệm trong đời mình.Ðức Panchen Lama khuyên chúng ta coi lại tiểu sử Ðức Phật để thấy là ngài đã từ bỏ địa vị, tài sản, thú vui, cống hiến trọn vẹn cuộc đời của mình cho lợi ích của chúng sanh, kết quả là ngài đạt an lạc tối thượng của giác ngộ viên mãn. Và chúng ta hãy nhìn lại chính mình. Chúng ta chỉ quan tâm tới "cái ta", nhưng chỉ đ
ể đạt được đau khổ và bất mãn. Ðây là lối so sánh rất thẳng thắn, đơn giản, nói lên một sự thật mà ai cũng có thể thấy rõ, không cần phải dựa vào thần quyền của Ðức Panchen Lama hay bất cứ ai khác. Tất cả bằng chứng đều có sẵn trong cuộc đời của mình cũng như trong cuộc sống của người khác, vì vậy chúng ta chỉ cần kiểm lại để thấy rằng tâm vị kỷ luôn luôn đưa tới bất mãn, còn tâm hồn rộng mở vị tha sẽ mang lại hạnh phúc và cảm giác sung mãn.Bồ Ðề Tâm
Chúng ta đã thấy thói quen chấp thủ những đối tượng của cảm giác là chướng ngại cho việc đạt kinh nghiệm hạnh phúc và
thỏa mãn mà mọi người đều mong ước. Nếu thành tâm muốn đạt lạc thú tối thượng của con người, chúng ta phải dành cho tâm một không gian bằng cách gây dựng tâm xả ly, tức là phải từ bỏ thói quen bám giữ lạc thú để có kinh nghiệm lạc thú chân thực. Hơn nữa, nếu chỉ biết tới hạnh phúc của riêng mình thì chúng ta sẽ không bao giờ kinh nghiệm hạnh phúc tối thượng của một tâm giác ngộ trọn vẹn. Nói cách khác, nếu muốn đạt mục tiêu cao nhất, khả hữu, chúng ta phải trưởng dưỡng động lực cao nhất để đi theo con đường tâm linh.Trong Phật
giáo, động lực tối thượng này được gọi là bồ đề tâm, ý nguyện đạt giác ngộ trọn vẹn, tức Phật Quả, để có thể làm lợi ích nhiều nhất cho người khác. Chỉ bằng cách dâng hiến bản thân làm việc tạo hạnh phúc cho người khác, nghĩa là gây dựng tâm hồn rộng mở bồ đề tâm, thì chúng ta mới có thể kinh nghiệm hạnh phúc tối thượng.Bồ đề tâm là năng lực mạnh nhất có thể chuyển hóa trọn vẹn nội tâm kinh nghiệm bản thân sẽ chứng minh điều nà
y và đây không phải là một tín điều để tin theo một cách mù quáng. Khi bạn đã phát triển bồ-đề-tâm, mọi điều tốt trong đời sẽ được thu hút tới bạn, rồi tự động đổ như mưa lên bạn. Trong lúc này, vì tâm vẫn còn đầy những tư-tưởng vị kỷ nên hình như chúng ta chỉ thu hút những điều không may. Nhưng với bồ-đề-tâm chúng ta sẽ tự-động nhận được những điều tốt, kể cả bạn tốt, thức ăn tốt và đủ thứ tốt đẹp khác.Như Ðức Dala Lama đã nói, nếu vị-kỷ thì ít nhất hãy vị kỷ một cách khôn ngoan. Ngài muốn nói rằng ở một phương diện, bồ đề tâm giống như một sự vị ký lớn khi phát tâm từ bi hiến dâng bản thân cho người khác, bạn sẽ mang về cho mình hạnh phúc nhiều hơn là bằng những cách khác. Thông thường, chúng ta có rất ít hạnh phúc, mà hạnh phúc đó cũng không lâu bền, vì vậy nếu muốn có thật nhiều hạnh phúc thì chỉ có một cách là thành tâm dâng hiến bản thân cho lợi ích của người khác.
Thoát Khỏi Sự Vị KỷChúng ta không nên nghĩ bồ đề tâm là một thái độ "Tôn Giáo", một cái gì để chấp nhận chỉ bằng niềm tin. Tâm từ bi tối thượng này chính là kết quả trực tiếp của trí huệ và chân tính của mình cũng như của người khác. Khi chỉ quan tâm tới bản thân, chúng ta sẽ khó vượt qua những vấn đề của mình, tâm sẽ đầy phiền não. Chúng ta bận tâm về vẻ bề ngoài của mình, về tình cảm của người khác đối với mình, về thành công và thất bại. Tất cả những gì liên quan tới "cái ta" đều trở thành những vấn đ
ề gây lo nghĩ, đe dọa lợi ích và an-ninh của mình.Cách độc nhất để thoát khỏi ám ảnh với bản thân tới mức điê
n loạn này là hãy mở rộng tâm hồn của mình với người khác. Khi đã thực sự quan tâm tới lợi ích của một người nào khác, chúng ta sẽ tự động ngừng quan tâm tới những vấn đề của mình, ít nhất cũng trong một thới gian. Với tâm từ bi vì người khác thay cho những tư tưởng ích kỷ, chúng ta khám phá những kho tàng năng lực và trí huệ tiềm ẩn bên trong bản thân. Có thể nói rằng thủ đắc bồ-để-tâm chính là một loại kinh nghiệm giác ngộ. Khi tạo ra không gian mở rộng này trong tâm, chúng ta đạt được một đức tính phổ quát hơn, thay vì tự giam trong thực tại nhỏ bé của mình, chúng ta đi vào bầu khí quyển rộng lớn của sự quan tâm phổ quát và do đó tự động thoát khỏi đa số những vấn đề của mình.Do không hiểu biết chúng ta thường làm cho những sự kiện nhỏ trong đời của mình biến thành những vấn đ
ể lớn. Khi đã phát triển quan kiến bồ đề tâm phổ quát, những điều bận tâm nhỏ sẽ không còn quan trọng và sẽ không làm phiền chúng ta nữa. Bỏ được gánh nặng vị kỷ này, chúng ta sẽ kinh nghiệm một chút hương vị tự do hoàn toàn xuất hiện với sự thực hiện tâm linh trọn vẹn. Những kinh nghiệm như vậy sẽ làm cho chúng ta phấn khởi vì chúng cho thấy từng ngày rằng việc tu tập và chuyển hóa tâm của chúng ta đã có kết quả tốt.Những Ðiều Hiểu Lầm Về Bồ Ðề Tâm
Khi mới nghe nói về Bồ Ðề Tâm, một số người đã lầm nó với trạng thái tình cảm xúc đ
ộng cao độ và họ có thể nghĩ :"Ôi mình muốn mọi người được hạnh phúc quá, nghĩ tới sự đau khổ của họ là mình không thể chịu nổi. "Họ cảm thấy nhu cầu của người khác tràn ngập nơi mình tới nỗi tâm trở nên u uất. Nhưng bồ-đề-tâm thực sự không phải như vậy, không liên quan gì tới trạng thái tâm bối rối và tê liệt, mà có tính chất trong sáng và thoải mái, với trí huệ an tĩnh cũng như cảm giác từ bi sâu xa. Bồ đề tâm là tâm hồn mỡ rộng hoàn toàn và chúng ta nên hết sức để cho nó mở rộng.Một điều hiểu lầm nữa là
khi nghe nói cần phải phát triển trọn vẹn tiềm năng nội tâm để có thễ làm lợi ích nhiền nhất cho người khác, người ta cho rằng mình không thể làm bất cứ điều gì để giúp người khác trước khi trở thành một vị Phật. Họ nghĩ rằng cần phải nghiên cứu giáo lý trong nhiều năm mới có thể đạt tâm xả ly và phát bồ-đề-tâm và rồi trong một tương lai xa nào đó, khi giác ngộ họ mới có thể làm lợi ích cho người khác.Như vậy là sai lầm, vì chúng ta chỉ tự làm trì trệ với những ý nghĩ về việc phát triển đời sống tâm linh của mình như thế nào. Nếu tin vào một chương trình cố định như vậy thì tử thần sẽ đến viếng lúc nào không biết, trước khi chúng ta bắt đ
ầu bước đi trên đường đạo.Sự thật là trong khi gây dựng từ bi, trí huệ và tất cả những phương tiện dẫn tới giác ngộ, chúng ta có thể giúp đỡ ngưòi khác một cách liên tục. Trước hết, chỉ bằng lối sống đơn giản với lòng vị tha, chúng ta đã tự nhiên làm lợi ích cho người khác. Và sau đó là, từ đ
ầu tới cuối, mỗi giai đoạn tu tập đều có sức mạnh và khả năng hiện có. Vậy, khi hiểu ý nghĩa căn bản của việc tu tập tâm linh, chúng ta sẽ không nghĩ là mình không thể làm được gì trước khi giác ngộ.Ðiều hiểu lầm này liên quan tới lối nghĩ mà chúng ta đã quen thuộc. Thí dụ, ỡ trường học, chúng ta thường nghĩ :"Mình phải học những môn học chán ngát này đ
ể có thể thi đậu, lãnh bằng cấp, kiếm một việc làm tốt để có nhiều tiền và sẽ có hạnh phúc. Tất cả đều nhắm tới tương lai, khi có tiền, khi có nhà, khi về hưu, và rất dễ chuyển qua tu tập để trở thành "Khi mình tu tập xong" "Khi mình giác ngộ". Giấc mộng về tương lai giả ảo cũng làm cho hành động hiện tại của chúng ta không thực tế.Cần phải hiểu rằng tu tập là một công việc mà chúng ta làm trong mọi khoảnh khắc, mọi ngày. Chúng ta làm bất cứ cái gì mình có thể làm, với bất cứ trí hưệ nào mình có, rồi h
ồi hướng cho lợi ích của người khác. Chúng ta phải sống một đời sống đơn giản với tất cả khả năng của mình, chính điều này sẽ có lợi ích lớn cho người khác, không cần phải đợi thành Phật rồi mới bắt đầu hoạt động.Tâm Bình Ðẳng Nền Tảng Của Từ Bi
Nếu hiểu triết lý và tâm lý bồ-đề-tâm và ra sức hành đ
ộng với sự hiểu biết trong đời sống hàng ngày, thì nghiệm với tâm hồn rộng mở vì người khác trong mọi hoạt động, thì như vậy đủ để gọi là tu tập tâm linh. Tất nhiên, việc phát triển bồ-đề-tâm thực sự, trạng thái quan tâm tới người khác nhiều hơn bản thân, là một sự thực hiện sâu xa mà chúng ta phải mất nhiều ngày giờ mới có thể đạt được . Tâm hồn mở rộng không phải là một điều ước để thành sự thật trong khoảnh khắc, chúng ta phải tập luyện để phát triển dần dần tâm phổ quát này.Tôi nghĩ rằng một trong những nét đẹp của Phật giáo là
tôn giáo này trình bày cho chúng ta phương pháp tập luyện tâm. Thay vì nói :"Bồ-đề-tâm là siêu diệu vì đức Phật đã nói như vậy". Phật giáo dạy chúng ta cách phát triển bồ-đề-tâm rồi tự xét xem nó tốt hay không tốt, siêu diệu hay không siêu diệu.Theo những phương pháp này, đ
iều đầu tiên chúng ta cần phải có là tâm bình đẳng. Giống như cái nền của một ngôi nhà cần phải bằng phẳng, cân đối, chúng ta cần phải có thái độ không nghiêng lệch đối với chúng sanh, đó là tâm bình đẳng, nền tảng để xây dựng bồ-đề-tâm. Kinh-nghiệm của các hành gỉa quá khứ cho thấy rằng khi có tâm bình đẳng người ta có thể gây dựng bồ-đề-tâm một cách nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, do thói quen phân biệt bạn, thù, thân, sơ đã ăn sâu nên chúng ta không dễ gì đạt được tâm bình đẳng trọn vẹn. Chúng ta bám giữ những người bạn thân, sân hận và chối hỏ những người mình không thích, và với sự lãnh đạm chúng ta làm lơ vô số người mà mình cho là không có lợi cũng không có hại đối với mình. Khi nào tâm còn có tính chấp thủ, sân hận và lãnh đạm như vậy, chúng ta sẽ không thể nào tạo được bồ-đề-tâm quý báu trong tâm hồn mình.Tâm bình đẵng không phãi là một ý niệm thuần lý trí đ
ể chúng ta chơi đùa ở trong đầu, mà là một trạng thái tâm, một phẩm tính đặc biệt của tâm thức, đạt được qua sự quen thuộc dần dần. Nói cách khác, bạn phải tập luyện tâm để chuyển hóa thái độ căn bản của mình đối với người khác. Thí dụ, khi gặp một nhóm học viên mới ở một khóa tu tập, tôi có cùng một cãm tưởng đối với mỗi người trong nhóm. Tôi chưa gặp người nào trước kia, chưa có thời gian để trở nên chấp thủ hay sân hận với họ. Ðối với tôi họ đều bình đẳng. Nếu tôi lấy cảm tưởng không thiên vị đối với những người lạ mặt này ứng dụng cho những người bạn mà mình thân quen và những kẻ thù địch mà mình không ưa, thì khi đó tôi đã bắt đầu phát triển tâm bình đẳng đối với mọi người.Chúng ta có phương pháp thiền quán chi tiết để gây dựng tâm bình đẳng. Tóm tắt là
bạn tưởng tượng mình được ba người vây quanh: một người là bạn thân nhất của bạn, một người mà bạn ghét nhất và một người hoàn toàn lạ mặt. Hình dung bạn thân của mình đứng ở phía sau, kể thù và người lạ mặt đứng ở đằng trước và tất cả các sinh linh khác có hình người tu tập ở xung quanh bạn. Bạn xét cẩn thận những cảm giác của mình đối với mỗi người trong ba người đó và phân tích lý do mình đã phân biệt họ như vậy.Khi tự hỏi: "Tại sao mình chỉ thân với một người mà không thân với những người khác", bạn có thể sẽ khám phá ra rằng những lý do của mình rất phiến diện, chỉ được dựa trên những sự kiện mà bạn đã chọn lựa theo ý riêng của mình. Thí dụ, có thể bạn gọi người thứ nhất là bạn vì khi nào nghĩ tới người đó bạn lại nhớ tới những tình cảm mà người đó dành cho mình. Người thứ nhì là thù địch vì bạn chỉ nhớ tới những điều mà người đ
ó đã làm hay nói với mình. Bạn coi người thứ ba là xa lạ vì bạn không có ký ức gì về người đó đã làm gì tốt hay xấu cho mình.Thực ra những lý do của bạn không có tính cách công bằng. Nếu thực thà tìm lại ký ức của mình, bạn chắc chắn sẽ thấy có nhiều trường hợp ba người đó không thích hợp với loại người mà mình đã xếp họ vào. Có thể bạn nhớ lại những lúc kẻ thù của mình đã tử tế với mình, còn người bạn thân đã làm cho mình nổi giận và nga
y cả người lạ mặt hiện tại cũng đã có lần liên quan nhiều tới mình. Nếu thực sự nghĩ về chuyện này thì bạn không thể nào tiếp tục nhìn những người đó với nhãn quan đầy thành kiến như bây giờ. Và khi suy ngẫm rằng từ thời vô thủy, mỗi sinh linh đều đã làm những điều tốt lành cũng như những điều xấu xa giống như người bạn và kẻ thù của mình làm trong kiếp này, bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi người đều bình đẳng ở chỗ họ đều đã làm bạn,thù và người xa lạ của mình bao nhiêu lần rồi.Khi luyện tâp tâm như vậy, những tình cảm rằng buộc thù hận và lãnh đạm của chúng ta dành cho bạn, thù, và người xa lạ sẽ giảm dần; tâm bình đ
ẳng bắt đầu phát triển và khi cảm giác cân đối này được duy trì, nó sẽ trở thành một phần gắn liền với tâm.Quan niệm về tâm bình đẳng là c
ách tốt nhất để tạo sức khoẻ tốt cho tâm thức . Thay vì tốn tiền để tham khảo một chuyên viên tâm lý trị liệu, bạn hãy thiền quán về tâm bình đẳng! Nhắm mắt lại, làm lơ tất cả những cảm giác của thân thể. Buông bỏ cảm giác của năm giác quan rồi chìm sâu vào tâm thức về tâm bình đẳng của mỉnh. Chắc chắn bạn sẽ thấy mình cân bằng hơn, cởi mở và an tĩnh hơn. Chỉ sau mười phút thiền quán loại này, bạn sẽ bước vào một thế giới khác.Có một điều hiểu lầm chung về việc phát triển tâm bình đẳng. Có những ng
ười nghĩ rằng tâm bình đẳng có nghĩa là lãnh đạm với mọi người. Họ sợ rằng nếu giảm mối ràng buộc với gia đình và bạn bè, tình thân ái của họ sẽ không còn. Nhưng không có chuyện đó, vì với tâm bình đằng thực sự chúng ta không thể nào đóng kín tâm hồn với bất cứ ai. Sau khi đã bỏ được thói quen xếp mọi người vào ba loại bạn, thù, và người xa lạ, càng tập trông thấy sự bình đẳng của họ, tâm hồn của chúng ta càng mở rộng hơn, làm gia tăng rất nhiều tình cảm yêu thương. Khi không còn thành kiến nào cả, chúng ta sẽ thấy rõ là mọi ngưòi đều muốn có hạnh phúc và xứng đáng được hưởng hạnh phúc, đều muốn trámh khổ đau, dù chỉ một chút phiền não. Vi vậy, với căn bản là tâm bình đẳng chúng ta sẽ có thể gây dựng tình yêu phổ quát, tâm từ bi và rốt cuộc thực hiện trọn vẹn bồ-đề-tâm, tức tâm hồn rộng mỡ được hiến dâng trọn vẹn cho lợi ích tối thượng của chúng sanh.Bồ Ðề Tâm Là Cần Thiết Cho Thực Hành Mật Giáo
Là điều kiện tiên quyết để thành công trong tu tập Mật giáo, việc phát triển bồ-đề-tâm là tuyệt đối cần-
thiét. Tất cả các vị thầy đều dạy rằng để có khả năng thực hành Mật giáo, thực sự có khả năng đều muốn đi theo con đường nhanh nhất dẫn tới giác ngộ, không phải vì muốn được giải thoát sớm mà vì họ quá từ bi đối với người khác. Họ hiểu rằng mình càng mất nhiều thời gian để đạt giác ngộ thì chúng sinh càng phải chờ đợi lâu. Vì vậy Mật giáo, hay "thừa chớp nhoáng", được dành cho những người muốn giúp đỡ người khác nhiều hết sức và nhanh hết sức.Dù Bồ-đề-tâm thực sự là đ
iều kiện quan trọng nhất để tu tập Mật giáo, sự thật là phải nói ngược lại mới đúng mục đích của việc tu tập Mật giáo là mở rộng bồ-đề-tâm.Bạn có thể được nhập môn các pháp tu tập về các vị thần Mật giáo như Quan Thế Âm Bồ Tát, Bồ Tát Văn Thù
, Tara và các vị khác; có rất nhiều vị thần để bạn thiền quán, nhưng những vị thần này là gì? Thiền quán về họ để làm gì? Không để làm gì khác hơn là phát triển và mở rộng bồ-đề-tâm. Thật vậy, tất cả các vị thần này không có lý do nào khác để được quán niệm. Sự thật là tất cả các pháp thiền tập Mật giáo, không có ngoại lệ, đều chỉ có một mục đích duy nhất là phát triển bồ-đề-tâm. Một thí dụ là pháp thiền quán về Quan Thế Âm Bồ-Tát có một ngàn cánh tay. Thần thức của hành giả biểu lộ như một đấng quan minh thiêng liêng có một ngàn cánh tay để có thể vươn tay ra với ngàn phương tiện thiền xảo cứu giúp chúng sinh đang chịu đau khổ. Còn có lý do nào khác để bạn cần nhiều tay như vậy? Và nếu thấy khó biểu lộ thành một vị thần một ngàn tay, bạn có thể tự biểu lộ nội tâm thành Chúa Jesus, Thánh Francis, Văn Thù Bồ Tát, hay một đấng thiêng liêng nào khác.Chúng ta cần phải hiểu là các vị thần thánh, như Quán Thế Âm và Jesus, đều chỉ là một, vì tính chất chủ yếu của mỗi vị là lòng vị tha hoàn hảo tự hiến dâng cho việc phụng sự chúng sinh. Vì vậy, chúng ta bắt chước các vị qua thiền quán, cầu nguyện, hay một phương pháp nào khác, là chỉ để phụng sự người khác cùng với lòng vị tha như vậy. Phụng sự chúng sinh một cách vô vị kỷ chính là ý nghĩa chân thật của bồ-đề-tâm và đó là lý do bồ-đề-tâm không chỉ là điều kiện tiên quyết mà còn là kết quả quan trọng nhất của việc tu tập Mật giáo.